-
Thời lượng
0 video
- Cấp độ
- Danh mục
Nội dung Học phần
Lịch sử lớp 12 | ||
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ( từ năm 1945 đến năm 2000) | Xem | |
Tuần 1, Tiết 1 - Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949) | Xem | |
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC | Xem | |
1. Về kiến thức Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc: - Trên cơ sở những quyết định của Hội nghị Ianta (1945 ) cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc ( Liên xô, Mĩ, Anh ) một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là thế giới chia làm hai phe: XHCN và TBCN, do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe, thường được gọi là trật tự Ianta. - Mục đích:, nguyên tắc hoạt động và vai trò quan trọng của Liên hợp quốc. 2. Về tư tưởng : Giúp học sinh nhận thức khách quan về những biến đổi to lớn của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời biết quí trọng, giữ gìn hoà bình thế giới. 3. Về kĩ năng: - Quan sát, khai thác tranh ảnh, bản đồ. - Các kĩ năng tư duy,: So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh. Phát triển năng lực thực hành với đồ dung trực quan , so sánh, phân tích, khái quát hóa , nhận xét , đánh giá và rút ra bài học lịch sử . Năng lực thể hiện thái độ , cảm xúc , hành vi. Vận dụng kiến thức để giải quyết 1 số vấn đề lịch sử | Xem | |
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC | Xem | |
- Bản đồ thế giới, lược đồ nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai, sơ đồ tổ chức LHQ. - Một số tranh ảnh có liên quan - Các tài liệu tham khảo. | Xem | |
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC | Xem | |
*. Giới thiệu khái quát về Chương trình Lịch sử lớp 12 Chương trình Lịch sử 12 nối tiếp chương trình lịch sử 11 và có 2 phần: + Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000 ). + Phần hai: Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000 ). | Xem | |
A. Tình huống học tập: | Xem | |
1. Sự thay đổi của trật tự thế giới trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai ntn ? | Xem | |
2. Phương thức: | Xem | |
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 11 phần thế giới kết thúc với bài Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt CTTG II kết thúc đã làm thay đổi lớn trật tự thế giới. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau: | Xem | |
Câu 1. Sau CTTG I, trật tự thế giới được thiết lập như thế nào ? Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để bảo vệ trật tự ấy ? Câu 2. Trật tự thế giới nào đã được hình thành sau CTTG II và tổ chức quốc tế nào đã ra đời để bảo vệ trật tự ấy ? Câu 3. Vậy trật tự thế giới sau CTTG II là trật tự như thế nào ? Các nước trên thế giới làm gì để duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới ? Việt Nam chịu tác động như thế nào của trật tự thế giới mới ? 3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. Vậy trật tự thế giới sau CTTGII là trật tự như thế nào? Các nước làm sao để duy trì được nền hòa bình, an ninh thế giới? VN chịu sự tác động ntn của trật tự thế giới mới? | Xem | |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | Xem | |
Hoạt động 1: Hội nghị Ianta và thỏa thuận của ba cường quốc ( cá nhân, cặp đôi, cả lớp). Hội nghị Ianta được triệu tập trong hoàn cảnh nào? Những quyết định của hội nghị Ianta? Tác động của hội nghị Ianta đối với tình hình thế giới? | Xem | |
Hoạt động 2: Sự thành lập Liên hợp quốc Phương thức: Hoạt động nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: + Nhóm 1: Tìm hiểu sự ra đời và mục đích của tổ chức LHQ. +Nhóm 2: Tìm hiểu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức LHQ. Yêu cầu HS nêu các nguyên tắc và giải thích các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. + Nhóm 3: Tìm hiểu các cơ quan của tổ chức LHQ Yêu cầu học sinh kể tên các cơ quan chính và một số cơ quan chuyên môn. Nêu ngắn gọn chức năng, vai trò của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an và Ban thư kí. + Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của tổ chức LHQ. | Xem | |
C. Hoạt động luyện tập | Xem | |
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: Câu 1.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới - Ianta mới được hình thành như thế nào? Câu 2. Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì ? Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế? Câu 3. So sánh trật tự thế giới giữa hai thời kỳ theo “Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn” và “Trật tự hai cực Ianta. | Xem | |
D. Vận dụng ,mở rộng. | Xem | |
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học sau như: các chính sách của Mĩ và các nước TB đồng minh các tổ chức của Liên Hợp quốc ở Việt Nam... - HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới tổ chức Liên Hợp quốc... | Xem | |
ĐỀ KIỂM TRA : BÀI 1 QUAN HỆ QUỐC TẾ | Xem | |
Bài 1: Qua hệ Quốc tế | Xem | |
Tuần 1. Tiết 2 BÀI 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH | ||
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC | Xem | |
1. Về kiến thức - Nhận thức được nét chính của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới hai với đặc trưng bao trùm là sự đối đầu giữa hai phe TBCN , XHCN. - Biết và hiểu xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. | Xem | |
2. Về kĩ năng - Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện. - Rèn luyện phương pháp tư duy. | Xem | |
3. Về thái độ, tư tưởng Giáo dục thái độ yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Tự hào vì những đóng góp của Việt Nam vào mục tiêu tiến bộ của thế giới trong phong trào giải phóng dân tộc. | Xem | |
4. Về định hướng phát triển năng lực Năng lực phân tích, đánh giá, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. | Xem | |
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH | Xem | |
1. Giáo viên - SGK, SGV, tư liệu có liên quan. - Hệ thống tranh ảnh. - Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh - SGK, tài liệu tham khảo. - Sưu tầm tranh ảnh. | Xem | |
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP | Xem | |
về câu hỏi “tại sao nước Đức được coi là vùng nhạy cảm nhất ở châu Âu sau chiến tranh thế giới hai?” | Xem | |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | Xem | |
I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh | Xem | |
GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGk, tim hiểủ nội dung của học thuyết Truman, kế hoạch Macsan để lý giải: - Âm mưu của Mĩ là gì? - Mục tiêu của Liên Xô khác biệt so với Mĩ ở điểm nào? | Xem | |
II. Sự đối đầu Đông- Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ (Giảm tải). Giáo viên gợi ý để học sinh liệt kê các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra thời kì này. III. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt. | Xem | |
GV cung cấp ảnh về cuộc gặp gỡ Xô- Mĩ tại Manta, yêu cầu hs hãy trả lời các câu hỏi: - Tại sao Xô- Mĩ kết thúc chiến tranh lạnh? - Chiến tranh lạnh kết thúc tác động như thế nào đến nhân loại tiến bộ? | Xem | |
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh. | Xem | |
GV cung cấp tư liệu, yêu cầu hs hãy trả lời các câu hỏi: - Sự tan rã của Liên Xô đã tác động đến trật tự thế giới như thế nào? - Tại sao nói sự vươn lên của các cực mới là bước cản đối với âm mưu bá chủ của Mĩ? | Xem | |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP | Xem | |
GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: 1. Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh là gì? 2. Tại sao nói chiến tranh lạnh đặt thế giới trong tình trạng “đung đưa bên miệng hố chiến tranh” ? | Xem | |
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG | Xem | |
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): Giải thích - Chiến tranh Việt Nam là một biểu hiện của mối quan hệ Đông- Tây,vì sao? - Chiến lanh lạnh kết thúc song thế giới vẫn chưa có một nền hòa bình thực sự, vì sao? | Xem |
Hồ sơ Giảng viên
Lê Thị Hồng
Giảng viên có 3 khóa học
Chưa có thông tin hồ sơ của
Học trực tuyến chủ động qua các video, nội
dung có sẵn.
Không giới hạn thời gian. Đăng ký một lần,
học mãi mãi.
Học thuận tiện, bất kỳ khi nào, ở bất cứ
đâu có Internet.
Đặt câu hỏi với Giảng viên bằng tính năng
Thảo luận.
Thanh toán an toàn, không lưu thông tin
thẻ.
Hotline Tư vấn:
0918 776 134 Email Giáo vụ:
support@cohota.com
0918 776 134 Email Giáo vụ:
support@cohota.com